Hoạt động ngoại giao hậu chiến Chiến_tranh_giành_độc_lập_Hy_Lạp

John Capodistria, thủ lĩnh Hy Lạp duy nhất có thể được tất cả các phe phái chấp nhận như tân Tổng thống của Hy Lạp bị ám sát năm 1831 tại Nafplion, khiến cho nội chiến bùng nổ. Ông bị người Mani ám sát vì ông buộc họ phải đóng thuế cho nhà nước Hy Lạp mới ra đời, và người Mani khước từ đòi hỏi của ông đòi tống giam thủ lĩnh Capodistias của họ, làm dấy lên các lời tuyên bố báo thù. Cùng lúc tình trạng rối ren đang diễn ra tại Hy Lạp, thì các cường quốc châu Âu cũng tìm giải pháp kết thúc chiến tranh và lập ra một chính phủ ở Hy Lạp. Ngai vàng Hy Lạp ban đầu được đề nghị trao cho vua Bỉ là Léopold I, nhưng ông từ chối, vì ông không hài lòng với đường biên Aspropotamos-Zitouni, là đường biên mới thay thế cho đường biên Arta-Volos, có lợi hơn, vốn được các cường quốc châu Âu ủng hộ.

Bản đồ Hy Lạp, vùng màu xanh nước biển là lãnh thổ Vương quốc Hy Lạp sau Hiệp ước Constantinopolis

Sự rút lui của Léopold I như ưng cử viên hàng đầu, và cuộc Cách mạng tháng Bảy tại Pháp khiến cho việc tìm ra giải pháp thiết lập đường biên của Vương quốc Hy Lạp mới ra đời bị trì hoãn, cho tới khi một chính phủ mới ở Anh ra đời. Huân tước Palmerston, người nắm cương vị Bộ trưởng bộ ngoại giao Anh, chấp thuận tuyến Arta-Volos. Tuy nhiên, điều khoản bí mật về đảo Crete mà viên toàn quyền người Bavaria tìm cách thỏa thuận với phe đồng minh, không mang lại kết quả gì.

Tháng 5 năm 1832, Huân tước Palmerston triệu tập Hội nghị London. Ba cường quốc Anh, Pháp và Nga đề nghị trao ngai vàng cho hoàng thân Otto Wittelsbach của Bavaria, mà không cần tham khảo ý kiến Hy Lạp. Người ta cũng định sẵn là kế vị vua Otto sẽ là con cháu ông, hoặc nếu ông không có con, thì em trai của ông sẽ nối ngôi. Trong bất kỳ trường hợp nào thì hai ngai vàng Bavaria và Hy Lạp cũng sẽ không được phép sáp nhập. Với tư cách là người đỡ đầu cho Hoàng gia Hy Lạp, các cường quốc cũng ủy thác cho đại sứ của mình tại Constantinopolis trách nhiệm chấm dứt chiến tranh. Theo nghị định ký ngày 7 tháng 5 năm 1832 giữa Bavaria và các cường quốc đỡ đầu, người ta sẽ thiết lập một chế độ nhiếp chính cho tới khi Otto trưởng thành (và cũng bảo đảm cho Hy Lạp một khoản vay 2,4 triệu bảng Anh bằng bạc). Hy Lạp sẽ là một vương quốc độc lập với biên giới phía bắc là tuyến Arta-Volos. Đế quốc Ottoman được nhận 40 triệu quan Pháp để bù vào lãnh thổ bị mất.

Ngày 21 tháng 7 năm 1832, Đại sứ Anh tại Đế quốc Ottoman là Stratford Canning các đại diện khác của các cường quốc Âu châu ký kết Hiệp định Constantinopolis, thiết lập biên giới Hy Lạp theo giới tuyến chạy từ Arta (Αρτα) tới Volos (Βολος). Biên giới của Vương quốc Hy Lạp cũng được lặp lại trong Nghị định thư London ngày 30 tháng 8 năm 1832, được ký bởi các cường quốc Âu châu, phê chuẩn các điều khoản của Hiệp định Constantinopolis.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_giành_độc_lập_Hy_Lạp http://www.ahistoryofgreece.com/revolution.htm http://www.lib.msu.edu/sowards/balkan/ http://www.anistor.co.hol.gr/english/enback/e972.h... http://www.myriobiblos.gr/texts/english/makriyanni... http://www.snhell.gr/testimonies/writer.asp?id=102 http://www.heraldica.org/topics/royalty/greece.htm... https://archive.org/details/historygreekrev00gordg... https://archive.org/details/thatgreecemights0000st... https://web.archive.org/web/20030811113102/http://... https://web.archive.org/web/20070202182659/http://...